QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỦ DỤNG LAO ĐỘNG

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Người sử dụng lao động giúp việc gia đình là người chủ gia đình hoặc đại diện gia đình thuê cũng  cần được hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật.

  1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;

c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;

d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;

d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;

g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Tran thi toan
Tran thi toan
3 năm trước

Nội dung rất hay

Ho Huu Loc
Ho Huu Loc
3 năm trước

Hãy quá.

Ho Huu Loc
Ho Huu Loc
3 năm trước

Bài viết hay.

Luat MK
Luat MK
3 năm trước

Rất bổ ích

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp cũng như kỹ thuật công nghệ mới, thì những...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 76
  • Số lượng truy cập
4
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x