CÁCH ỨNG XỬ CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM

Nguyên tắc ứng xử nhất quán của người giúp việc (NGV) đối với trẻ em là làm gương: Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, với thế giới bên ngoài thông qua sự chỉ dẫn của người lớn. Do vậy, là người hàng ngày gần gũi với trẻ nhiều nhất, NGV phải làm gương cho trẻ từ lời ăn, tiếng nói cho đến hàng động.

Ngoài ra, cần phải đặc biệt chú ý cách ứng xử với một số đối tượng trẻ sau đây:

+ Đối với trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức về hành vi của người lớn, thì trước mặt trẻ NGV phải hết sức chú ý những lời nói và hành động của mình vì trẻ rất dễ học theo và bắt chước. Không được dùng lời lẽ thô tục, khiếm nhã, không chửi thể, nói bậy. Tránh sử dụng những câu nói và hành động vô tình có thể làm hình thành trong trẻ những hành vi bạo lực (Ví dụ: Khi trẻ bị ngã, người lớn thường dỗ trẻ nín bằng câu nói “để bà đánh chừa cái cửa này; trẻ dành đồ chơi với nhau, bác dỗ dành “đánh anh A/chị B vì không chịu nhường em đồ chơi này, …”).

+ Đối với trẻ lớn, đã bắt đầu ý thức được công việc lao động làm thuê của người giúp việc. Đôi khi, có trẻ biết sử dụng quyền “ông chủ” đòi phải thực hiện yêu cầu vô lối của chúng, hoặc có thể sinh ra tâm lý thích sai khiến, ỷ lại, thậm chí có thái độ thiếu tôn trọng người giúp việc. Trong tình huống này, NGV không tự ái, chấp nhặt hay tự ti, chấp nhận yêu cầu của trẻ mà phải bình tĩnh, mềm mỏng, khéo léo giải thích cho trẻ hiểu cái gì được phép, cái gì không được phép; đồng thời, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết từ chối yêu cầu của trẻ. Nếu trẻ không vâng lời, hay có thái độ thù địch thì phải trao đổi với gia chủ để có cách giải quyết hợp lý và điều chỉnh trẻ cho phù hợp.

+ Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm và dễ gắn bó tình cảm với những ai yêu thương trẻ thực sự. Hiểu đặc điểm này, để NGV coi trẻ như những đứa con/cháu ruột thịt của mình; yêu thương trẻ thật lòng; biết quan tâm chăm sóc, gần gũi, thân thiện với trẻ; trò chuyện, đọc truyện, chơi đùa với trẻ; định hướng giúp trẻ phát triển hoàn thiện nhân cách.

+ Đối với những trẻ bướng bỉnh, có dấu hiệu của sự kiêu ngạo, coi thường người khác, … NGV không nên tỏ thái độ ghét trẻ. Để tâm tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thể hiện như thế; cảm thông, quan tâm đến những trẻ này nhiều hơn. Để trẻ có thể tin cậy, bộc lộ, chia sẻ những cảm nghĩ của trẻ; cho dù trẻ có nhận thức hay hành động chưa đúng, NGV cũng không nên phê phán, chê trách, hay thù ghét với trẻ, hãy cảm hóa trẻ bằng tình yêu thương và sự thấu hiểu. Trong một số trường hợp, khéo léo nói chuyện với bố mẹ của trẻ để họ sớm có sự điều chỉnh, giáo dục.

+ Khi thấy trẻ có những thay đổi về hành vi, nhận thức theo hướng tiêu cực nên góp ý thẳng thắn với trẻ luôn và trao đổi lại với bố mẹ của trẻ./.

0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH/ỐM/KHUYẾT TẬT

Coi bệnh tật, khuyết tật của họ là bình thường, chăm sóc chu đáo theo chế độ phù hợp với tình trạng bệnh/khuyết tật của họ. Không đối xử...

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CỦA LĐGVGĐ KHI CÓ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN NẢY SINH

Một số tình huống dễ làm nảy sinh mâu thuẫn thường gặp: – Làm hỏng, làm vỡ đồ quý giá trong gia đình. – Có sự hiểu lầm về...

KỸ NĂNG THOÁT NẠN CHO NGƯỜI GIÚP VIỆC KHI XẢY RA CHÁY, NỔ TẠI CHUNG CƯ, NHÀ CAO TẦNG

Khi làm giúp việc trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, … bạn cần trang bị một số kiến thức liên quan đến cháy nổ. Dưới đây là...

CÁCH THỨC ỨNG XỬ CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Đối với người cao tuổi trong gia đình của chủ nhà thì người giúp việc nên có những cách ứng xử như sau: Cần phải lễ phép, có thái...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 77
  • Số lượng truy cập
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x