7 kỹ năng để có một tính cách mạnh mẽ trong sự nghiệp
1. TỰ TẠO CẢM HỨNG CHO BẢN THÂN MỖI NGÀY Dù làm việc ở đâu, tại văn phòng hay làm việc linh hoạt từ xa, bạn đều cần có...
PHÒNG CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC
Quấy rối tình dục hiện nay là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Theo quan niệm của xã hội Việt Nam, tình dục là vấn đề tế nhị, nhạy cảm nên việc giảng dạy những kỹ năng cơ bản hay kiến thức về sức khỏe sinh sản nhiều người còn ngại và e dè đặc biệt là phụ nữ lao động trong khu vực phi chính thức.
Dưới đây là bài về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để giúp mọi người có thêm kiến thức và kỹ năng.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Bộ Luật lao động năm 2019:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Trong đó:
– Quấy rối tình dục: có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
– Nơi làm việc: là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021) thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
– Hành vi mang tính thể chất gồm: hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
– Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm: lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
– Quấy rối tình dục phi lời nói gồm: ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có trách nhiệm quy định chi tiết, cụ thể các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm của doanh nghiệp và ghi nhận trong Nội quy lao động.
Phòng ngừa:
Ứng phó:
+ Có số điện thoại của công an khu vực, tổ trưởng dân phố, người nhà để gọi hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp
+ La to gọi hàng xóm và người xung quanh trợ giúp khẩn cấp;
+ Dừng ngay công việc và tố cáo với công an hành vi quấy rối của bất cứ ai đối với mình.
1. TỰ TẠO CẢM HỨNG CHO BẢN THÂN MỖI NGÀY Dù làm việc ở đâu, tại văn phòng hay làm việc linh hoạt từ xa, bạn đều cần có...
Nghề giúp việc gia đình đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội. So với nhiều ngành nghề khác, giúp việc gia đình mang tính đặc thù riêng,...
Coi bệnh tật, khuyết tật của họ là bình thường, chăm sóc chu đáo theo chế độ phù hợp với tình trạng bệnh/khuyết tật của họ. Không đối xử...
Nguyên tắc ứng xử nhất quán của người giúp việc (NGV) đối với trẻ em là làm gương: Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã...