NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC?

Nghề giúp việc gia đình đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội. So với nhiều ngành nghề khác, giúp việc gia đình mang tính đặc thù riêng, đó là phải làm “công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại” (khoản 1, điều 161 của Bộ luật Lao động năm 2019), các công việc này mang tính thường xuyên.

Nguồn: Internet

Môi trường làm việc khép kín trong gia đình đã mang lại các nguy cơ cho người giúp việc gia đình như: bị bóc lột, làm dụng sức lao động, ngược đãi, … Đặc biệt là nguy cơ bị xâm hại, quấy rối tình dục. Theo nghiên cứu, có 16% người giúp việc gặp nguy cơ lạm dụng tình dục, …[1] LĐGVGĐ mang đậm nét đặc trưng về giới với 98,6% (Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển công đồng- GFCD,2012, 2017) lực lượng lao động là phụ nữ, xuất thân chủ yếu từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, một số lớn tuổi không có chồng, bị góa hoặc ly hôn, trình độ học vấn còn hạn chế, …

Vì vậy, để bảo vệ người lao động giúp việc gia đình trước nguy cơ bị quấy rối tình dục, cả người giúp việc và chủ sử dụng giúp việc gia đình cần phải có giao kết hợp đồng rõ ràng, đầy đủ các điều khoản về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của hai bên. Người LĐGVGĐ phải nắm rõ các quy định, cũng như kỹ năng để phòng chống quấy rối, xâm hại tình dục. Hiểu rõ và biết áp dụng các quy định của pháp luật về quyền con người và các quy định liên quan đến ngành nghề mình đang làm, như: các quy định trong Bộ luật Lao động (2019) và Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ khi gặp vấn đề. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cần có sự quan tâm và giám sát việc thực hiện quy định ký kết hợp đồng lao động và thực thi các quy định pháp luật đã ban hành …

Trong trường hợp, LĐGVGĐ bị xâm hại tình dục, đầu tiên hãy bình tĩnh và tìm cách tránh xa thủ phạm, vì nhiều kẻ sau khi xâm hại sẽ có hành vi đe dọa để nạn nhân không dám tố cáo. Liên hệ và tìm đến nơi an toàn như: người thân, người quen, họ hàng thân thiết, đáng tin cậy; tổ chức hỗ trợ “Ngôi nhà Bình Yên” (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) với Tổng đài 1900969680, Website: http://ngoinhabinhyen.vn, Fan page: https://www.facebook.com/NgoinhaBinhyenPeaceHouse/,Email: phongtuvan.cwd@gmail.com hoặc liên hệ Hotline: 0946833382/0946833384/ 0946833380 (Hà Nội), 0919.480.908 (Cần Thơ) sẽ được hỗ trợ 24/7, … Báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất, ngoài ra có thể gọi khẩn cấp tới đường dây nóng 113, 1900 545 559 hoặc 1800 9069 để báo vụ việc và xử lý theo quy định pháp luật.

Lưu ý, hãy giữ bằng chứng về vụ việc bị xâm hại bằng cách trước khi khám và chăm sóc y tế không vệ sinh (không tắm, không thay quần áo, …) và cũng không dọn dẹp bất cứ thứ gì tại nơi bị xâm hại. Tất cả những điều này sẽ giúp cho quá trình xử lý của các cơ quan chức năng nhanh chóng hơn. Để đảm bảo an toàn hơn cho bản thân hãy tìm nơi làm việc mới xa nơi từng bị xâm hại. Bởi vì có thể xảy ra trường hợp, nếu cơ quan chức năng không có đủ chứng cứ để xử lý thủ phạm theo quy định của pháp luật thì kẻ xâm hại có thể tìm cách để trả thù, do đó cần tránh xa nơi đó ra./.

[1] Theo “Nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 tới nay” (2012) của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD).

0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

KỸ NĂNG THOÁT NẠN CHO NGƯỜI GIÚP VIỆC KHI XẢY RA CHÁY, NỔ TẠI CHUNG CƯ, NHÀ CAO TẦNG

Khi làm giúp việc trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, … bạn cần trang bị một số kiến thức liên quan đến cháy nổ. Dưới đây là...

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CỦA LĐGVGĐ KHI CÓ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN NẢY SINH

Một số tình huống dễ làm nảy sinh mâu thuẫn thường gặp: – Làm hỏng, làm vỡ đồ quý giá trong gia đình. – Có sự hiểu lầm về...

7 kỹ năng để có một tính cách mạnh mẽ trong sự nghiệp

1. TỰ TẠO CẢM HỨNG CHO BẢN THÂN MỖI NGÀY Dù làm việc ở đâu, tại văn phòng hay làm việc linh hoạt từ xa, bạn đều cần có...

CÁCH ỨNG XỬ CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM

Nguyên tắc ứng xử nhất quán của người giúp việc (NGV) đối với trẻ em là làm gương: Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 77
  • Số lượng truy cập
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x