AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
- Những vấn đề cơ bản
An sinh xã hội (ASXH) – Là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và cộng đồng nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.
Đối tượng của chính sách xã hội: Là mọi người dân, trong đó tập trung cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sống ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, người gặp rủi ro do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trong cuộc sống mà bản thân, gia đình không thể tự khắc phục và có nguy cơ rơi xuống nghèo đói…
- Lao động giúp việc gia đình là đối tượng được hưởng các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước
Để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động và được chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế công lập, người lao động làm nghề giúp việc gia đình cần hiểu biết đầy đủ về Bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội: là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
– Quyền lợi: được hưởng
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
+ Trợ cấp BHXH một lần
– Người được tham gia
+ Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
+ Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Mua BHXH
+ Tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người đó cư trú: BHXH quận/huyện
– Chế độ hưu trí
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên
– Mức hưởng lương hưu
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
+ Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.
– Trợ cấp BHXH 1 lần
Điều kiện hưởng
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;
+ Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH và có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015)
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2018)
+ Ra nước ngoài định cư.
– Về mức hưởng: mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
– Số tiền cần đóng
+ Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
+ Mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 VND/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (1.390.000/ tháng) (tính đến tháng 7/2018)
– Phương thức đóng
+ Đóng hằng tháng
+ Đóng 3,6,12 tháng một lần
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
-Từ 01/01/2018
+ Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo
+ 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo
+ 10% đối với các đối tượng khác.
- Bảo hiểm Y tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện .
* Vai trò của BHYT
– Đảm bảo sức khỏe
– Phòng ngừa rủi ro
– Trách nhiệm với xã hội
– Được hỗ trợ từ 80 – 100% chi phí khám chữa bệnh
* Quyền lợi của BHYT
– Hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.
– Nếu vượt tuyến, được thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương
– 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh
– Mua ở đâu?
+ Tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cư trú
+ Đại lý bán bảo hiểm xã hội (bưu điện xã/phường…) gần nhất.
– Thủ tục
+ Điền theo Mẫu DK01 ban hành kèm theo Công văn 3170/BHXH-BT
+ Bản sao Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú
+ Sau 10 ngày cấp thẻ BHYT.
– Phương thức đóng theo hộ gia đình
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% lương cơ sở ( theo quy định), người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50%; mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Ví dụ:
Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình sẽ có thay đổi.
- Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng.
- Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng.
- Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng.
- Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 405.300 đồng.
- Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng.
Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn GFCD