Quy định về “hợp đồng” trong Bộ luật Dân sự 2015
Hợp đồng là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Điều 388 BLDS năm 2005 (sửa...
Quy định về ký kết hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình đã được đưa ra từ năm 2012 trong Bộ Luật lao động và cụ thể hóa tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH. Theo quy định của Điều 162 (Luật lao động sửa đổi 2019), việc giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và lao động là người giúp việc gia đình phải bằng văn bản.
Việc ký hợp đồng một mặt đảm bảo quyền và lợi ích cho cả hai bên; mặt khác, hợp đồng lao động bằng văn bản còn là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng giải quyết tranh chấp lao động và mâu thuẫn giữa người sử dụng và người lao động. Dưới đây là những nội dung cơ bản liên quan đến hợp đồng lao động đối với lao động là giúp việc gia đình.
– Thông tin chung của 2 bên (người sử dụng lao động và lao động GVGĐ)
+ Bên người sử dụng lao động bao gồm các thông tin chính như: tên, địa chỉ đăng ký hộ khẩu, số CMND, số điện thoại…
+ Bên người lao động GVGĐ gồm các thông tin chính như: tên, năm sinh, địa chỉ đăng ký hộ khẩu; địa chỉ tạm trú; điện thoại, số CMND, thông tin liên hệ trong trường hợp khẩn cấp…
– Thời hạn hợp đồng: là ký hợp đồng trong thời hạn bao lâu (số tháng), tính từ thời gian nào đến thời gian nào?
– Công việc và địa điểm làm việc
+ Công việc: cần ghi rõ làm công việc cụ thể gì: nấu ăn, chăm bé, chăm người ốm…
+ Địa điểm làm việc: làm ở địa chỉ nào? Mấy nơi? cần ghi rõ trong hợp đồng lao động
– Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, bổ sung (nếu có)
– Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
+ Thời gian làm việc: (sáng , chiều, tối từ giờ nào đến giờ nào)
+ Thời gian nghỉ ngơi: ít nhất 8 giờ/ngày trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục;
+ Người lao động có các ngày nghỉ sau vẫn được trả lương: (ví dụ: 30/4-1/5; ngày 2/9; tết dương lịch; tết âm lịch…)
– Điều kiện làm việc (loại hình nhà; an toàn lao động…
– Nơi ở: ở chung nhà cùng với người sử dụng lao động hoặc tự lo chỗ ở theo thỏa thuận 2 bên
– Quyền và nghĩa vụ của người lao động
+ Người lao động có quyền: được làm việc và nghỉ ngơi theo đúng quy định đã được hai bên thỏa thuận; được thanh toán tiền lương và các khoản khác theo đúng quy định trong hợp đồng; Khi có sự thay đổi về yêu cầu công việc hoặc thời gian làm việc, người lao động có quyền thỏa thuận thêm các điều khoản khác với người sử dụng lao động; có quyền tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương (theo thỏa thuận giữa hai bên); Trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm các điều khoản trong hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng (và đòi bồi thường theo thỏa thuận) với 3 ngày thông báo trước hoặc không cần thông báo trước trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
+ Nghĩa vụ của người lao động: Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động; Thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, máy móc, đồ dùng và phòng chống cháy nổ, bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, khu dân cư nơi cư trú; Nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản trong gia đình người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo thỏa thuận giữa hai bên; Cung cấp những bằng chứng hợp pháp cho người sử dụng lao động để đăng ký tạm trú (CMND, Phiếu khai báo thay hộ khẩu, nhân khẩu có xác nhận của địa phương); Tự lo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của bản thân; Thông báo cho người sử dụng lao động trước 15 ngày nếu chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn.
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
+ Quyền của người sử dụng lao động (SDLĐ): Hướng dẫn người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, sắp xếp, tạm ngừng việc); Khi có sự thay đổi về yêu cầu công việc hoặc thời gian làm việc, SDLĐ có quyền thỏa thuận thêm các điều khoản khác với người lao động; Trong trường hợp người lao động vi phạm các điều khoản trong hợp đồng này, SDLĐ có quyền chấm dứt hợp đồng (và đòi bồi thường theo thỏa thuận) với 3 ngày thông báo trước hoặc không cần thông báo trước trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
+ Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Đăng ký tạm trú cho người lao động; Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động giúp việc gia đình; Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động; Bố trí nơi ăn ở phù hợp, an toàn cho người lao động (nếu người lao động ở cùng gia đình người sử dụng lao động); Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động; Hỗ trợ người lao động tham gia BHXH, BHYT tại nơi tạm trú; Thông báo cho người lao động trước 15 ngày nếu chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
– Bồi thường thiệt hại (nếu có)
– Thỏa thuận khác ( nếu có)
Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với lao động giúp việc gia đình đã được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị trong Công ước 189, Khuyến nghị 201 và trong quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người lao động và người sử dụng chưa tuân thủ quy định giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với tỷ lệ ký kết hợp đồng còn thấp, nội dung thỏa thuận trọng hơp đồng chưa đầy đủ theo quy định pháp luật. vấn đề này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ vì những lý do chính sau:
Để thực hiện tốt quy định của Bộ luật lao động và bảo vệ được quyền lợi của cả hai bên cần: (i) tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động sâu, rộng trong cộng đồng dân cư, (ii) Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm quy định pháp luật về việc giao kết HĐLĐ bằng văn bản nghiêm minh.
Hợp đồng là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Điều 388 BLDS năm 2005 (sửa...
1. Tư vấn về hợp đồng lao động theo mùa vụ Theo quy định của pháp luật khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao...