NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CỦA LĐGVGĐ KHI CÓ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN NẢY SINH

Một số tình huống dễ làm nảy sinh mâu thuẫn thường gặp:
– Làm hỏng, làm vỡ đồ quý giá trong gia đình.
– Có sự hiểu lầm về mối quan hệ với nam giới trong gia đình.
– Người giúp việc không đáp ứng đúng với yêu cầu công việc của gia chủ.
– Có sự hiểu lầm nào đó do vô tình hoặc do cố ý giữa hai bên (thái độ của người giúp việc hoặc thái độ của các thành viên trong gia đình gia chủ (VD: coi thường, xúc phạm, miệt thị người giúp việc khi có chuyện không hài lòng,…).
– Gia chủ yêu cầu làm việc gì đó không phù hợp với thỏa thuận ban đầu.
– Có vấn đề nảy sinh ảnh hưởng đến quyền lợi của người giúp việc hoặc gia chủ.
Nguyên tắc giải quyết các tình huống có mâu thuẫn:
– Trong cuộc sống hàng ngày ở mỗi gia đình, mâu thuẫn nảy sinh là chuyện không tránh khỏi. Do vậy, trong quan hệ giữa gia đình gia chủ và người giúp việc nảy sinh mâu thuẫn vì một lý do nào đó là điều khó tránh khỏi.
– Khi có bất đồng, mâu thuẫn xảy ra cả đôi bên thường cảm thấy khó chịu, không hài lòng, thậm chí có thái độ giận dữ, bực tức và thường có tâm trạng “đổ lỗi”. Nếu không có cách ứng xử phù hợp, cả đôi bên có thái độ và hành vi ứng xử thiếu văn hóa, có thể xúc phạm đến nhau làm cho mối quan hệ trở nên căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa khí giữa người giúp việc với gia chủ, thậm chí có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, phần thiệt thòi bao giờ cũng thuộc về người lao động.
– Vì vậy, người giúp việc cần phải nắm vững một số quy tắc sau đây để xử lý các tình huống có mâu thuẫn trong quan hệ giao tiếp với các thành viên trong gia đình gia chủ:
1. Bình tĩnh, lắng nghe và cầu thị là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình làm việc (ngay cả khi bị phản ứng gay gắt, lời nói mang tính xúc phạm, miệt thị, hay sự hiểu lầm… từ một thành viên nào đó trong gia đình gia chủ).
2. Nếu mâu thuẫn nảy sinh do lỗi của người lao động (sơ suất trong quá trình làm việc, chưa hiểu tâm tính của đối tượng, chưa hiểu phong tục, nếp sống của gia chủ, …): điều quan trọng trước tiên người lao động phải biết nhận lỗi, nhận ra thiếu sót của mình (biết nói lời xin lỗi và nói cảm ơn) đối với gia chủ, tích cực học hỏi để sửa chữa những thiếu sót đó một cách nghiêm túc.
3. Biết kiềm chế bản thân, không đổ lỗi, tức giận hay trách móc người khác.
4. Nếu mâu thuẫn nảy sinh do khách quan hay sự hiểu lầm nào đó, … và bị đổ lỗi; người giúp việc cũng phải hết sức bình tĩnh, không nên phản ứng lại ngay khi gia chủ đang nóng giận, chọn thời điểm thích hợp để giải thích lại.
5. Biết tìm kiếm sự thông hiểu của các thành viên khác có uy tín trong gia đình gia chủ để hóa giải các mâu thuẫn.
6. Không nên có thái độ thách thức, bất cần, hoặc tự đề cao bản thân; càng không nên nói dối, nói xấu người này với người khác sau lưng, xúi bẩy gây mất đoàn kết hoặc có những lời nói châm chọc thiếu lễ độ với mọi người. Không nên làm việc gì đó quá lên chỉ cốt để lấy lòng gia chủ hoặc phải “gồng mình” lên để ứng xử sao cho “vừa lòng” với tất cả các thành viên trong gia đình gia chủ.
7. Cách ứng xử hiệu quả nhất bao giờ cũng xuất phát từ tấm lòng chân thực, thật thà, thành tâm, thành ý của cả đôi bên, đặc biệt từ người giúp việc (vì môi trường lao động của người giúp việc rất đặc biệt, tế nhị./.

0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH/ỐM/KHUYẾT TẬT

Coi bệnh tật, khuyết tật của họ là bình thường, chăm sóc chu đáo theo chế độ phù hợp với tình trạng bệnh/khuyết tật của họ. Không đối xử...

CÁCH ỨNG XỬ CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM

Nguyên tắc ứng xử nhất quán của người giúp việc (NGV) đối với trẻ em là làm gương: Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã...

KỸ NĂNG THOÁT NẠN CHO NGƯỜI GIÚP VIỆC KHI XẢY RA CHÁY, NỔ TẠI CHUNG CƯ, NHÀ CAO TẦNG

Khi làm giúp việc trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, … bạn cần trang bị một số kiến thức liên quan đến cháy nổ. Dưới đây là...

NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC?

Nghề giúp việc gia đình đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội. So với nhiều ngành nghề khác, giúp việc gia đình mang tính đặc thù riêng,...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 77
  • Số lượng truy cập
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x