CÁCH THỨC ỨNG XỬ CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Đối với người cao tuổi trong gia đình của chủ nhà thì người giúp việc nên có những cách ứng xử như sau:

Cần phải lễ phép, có thái độ kính trọng, xưng hô phù hợp.

Hiểu đặc điểm tâm lý của người cao tuổi để có sự ứng xử phù hợp: Người cao tuổi rất nhạy cảm, độc lập, nhưng cũng thích được quan tâm, chăm sóc, thích được nói chuyện, chia sẻ, thích hoài cổ. Vì thế, người giúp việc cần thường xuyên tâm sự, trò chuyện với người cao tuổi, để giúp người cao tuổi không cảm thấy cô đơn, buồn tủi.

Khi nói chuyện đặc biệt nên thể hiện sự lắng nghe và ghi nhận, vì người cao tuổi có đặc điểm hay hoài niệm; không nên chen ngang khi họ đang nói.

Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ân cần bằng cách: chú ý đến các nhu cầu sinh hoạt, các sở thích ăn uống (Ví dụ: cơm nấu mềm, hoa quả mua loại mềm, không quá ngọt…); thời gian ngủ, nghỉ ngơi, nhu cầu được giao lưu bạn bè, tâm sự, kể chuyện, … quan tâm đến sức khỏe của người cao tuổi (chế biến món ăn mềm, nhắc việc uống thuốc đúng giờ, ngủ, nghỉ điều độ, …). Nhưng tránh sự quan tâm thái quá, gây phiền phức cho các cụ.

Người cao tuổi đôi khi khó tính, nóng nảy, hoặc hay quên, chậm chạp… đối với các tình huống như vậy người giúp việc cũng không nên phản ứng tức thì hoặc tìm cách chứng minh là họ đang sai lầm, cần phải kiên nhẫn, suy nghĩ và nhận xét tình hình trước khi có phản ứng. Ví dụ như các cụ hay quên, có thể hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, như vậy cần phải kiên nhẫn, không nên thể hiện thái độ, cáu gắt, bực bội vì sự chậm chạp của người cao tuổi.

Nếu người giúp việc là nữ giới, cũng nên đề phòng một số trường hợp “nhạy cảm” đối với các người cao tuổi là nam giới trong các tình huống chỉ có 2 người ở nhà, các cụ có những động chạm vào cơ thể, trong một số tình huống thì phải khéo léo từ chối một số “yêu cầu” hay “gợi ý” nhạy cảm./.

0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ KHI BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC?

Nghề giúp việc gia đình đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội. So với nhiều ngành nghề khác, giúp việc gia đình mang tính đặc thù riêng,...

CÁCH ỨNG XỬ CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRẺ EM

Nguyên tắc ứng xử nhất quán của người giúp việc (NGV) đối với trẻ em là làm gương: Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã...

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CỦA LĐGVGĐ KHI CÓ TÌNH HUỐNG MÂU THUẪN NẢY SINH

Một số tình huống dễ làm nảy sinh mâu thuẫn thường gặp: – Làm hỏng, làm vỡ đồ quý giá trong gia đình. – Có sự hiểu lầm về...

7 kỹ năng để có một tính cách mạnh mẽ trong sự nghiệp

1. TỰ TẠO CẢM HỨNG CHO BẢN THÂN MỖI NGÀY Dù làm việc ở đâu, tại văn phòng hay làm việc linh hoạt từ xa, bạn đều cần có...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 76
  • Số lượng truy cập
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x