Chuyện đời – chuyện nghề
CHUYỆN ĐỜI – CHUYỆN NGHỀ Bùi Thảo My – jupviec.vn Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức nhà nước, bố làm bộ đội và...
Ký hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi cho chị em giúp việc gia đình
Nguyễn Thị Hằng.
CLB phường Nhân Chính – Thanh Xuân Hà Nội.
Tôi đi làm giúp việc đã bốn năm nay, công việc dầu tiên của tôi khi làm giúp việc là trông trẻ nhỏ. Năm ấy, tôi trông con cho một gia đình vợ chồng rất trẻ. Ban đầu thật sự tôi rất lo lắng về việc làm thế nào để họ tin vào khả năng của mình , bởi người ta đã tin tưởng gửi gắm con họ cho mình chăm sóc trông nom. Cháu bé mới được bốn tháng tuổi, ban đầu tôi cũng lo lắng. nhưng sau đó tôi nghĩ mình phải có niềm tin có tình thương yêu, quý mến đứa này như cháu. Rồi dần dân tôi tạo được sự kết nối với bé, hai bà cháu luôn quấn quýt nhau, đến nỗi bà con hàng xóm còn hỏi tôi là cháu bé là cháu nội hay cháu ngoại của tôi. Và cũng từ đó bố mẹ cháu coi tôi như người trong nhà chứ không còn là người giúp việc nữa.
Một hôm bế cháu đi chơi tôi đã gặp và nói chuyện với một chị cán bộ phụ nữ. Chị có tâm sự cho tôi biết rằng chị đang tham gia sinh hoạt câu lạc bộ giúp việc ở phường, đi sinh hoạt vui lắm được giao lưu chia sẻ kiến thức trong công việc cuộc sống. Hơn nữa còn được các cô các chị cho biết thêm về người giúp việc phải ký kết hợp đồng với gia chủ về các quyền lợi mà người giúp việc quan tâm như: Một ngày làm mấy giờ, tuần nghỉ mấy ngày. Lương tháng trả bao nhiêu, gia đình người giúp việc mà có việc đột suất thì có được nghỉ không. Khi chưa hết hợp đồng mà chủ cho nghỉ thì chủ phải bồi thường …. Nghe những điều chị nói mà tôi mừng quá. Đây cũng là pháp lý để bảo vệ người giúp việc, tôi cảm thấy rất vui vì đã được đi sinh hoạt câu lạc bộ giúp việc. Không chỉ được tham gia các hoạt động văn nghệ mà tôi còn hỏi được người chủ của mình về việc làm hợp đồng và ký kết hợp đồng để bảo đảm những quyền lợi trên,
Nên tôi mong các chị em làm nghề giúp việc gia đình phải ký hợp đồng lao động thỏa thuận giữa người giúp việc và người sử dụng lao động. Như vậy thì người giúp việc mới được đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bản thân, khi người giúp việc xảy ra việc gì còn có pháp luật can thiệp như công an, hội phụ nữ, tổ dân phố,
Một lần nữa khuyên chị em đi giúp việc gia đình dù có làm ở đâu cũng phải ký hợp đồng.
CHUYỆN ĐỜI – CHUYỆN NGHỀ Bùi Thảo My – jupviec.vn Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức nhà nước, bố làm bộ đội và...
TỰ HÀO VỚI NGHỀ GIÚP VIỆC Nguyễn Thị Mai CLB LĐGVGĐ phường Thanh lương. Điều khiến tôi ấn tượng nhất trong nghề giúp việc của mình là công việc...
Kể từ khi xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Thế giới đã được...
Trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Lao động Giúp việc gia đình (CLB LĐGVGĐ) quý 4 năm 2020 tổ chức ngày 16/11/202, các thành viên đã trao đổi...