TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ LĐGVGĐ

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ LĐGVGĐ

 

  1. Với UBND xã/phường/thị trấn

 

–  Lập Sổ quản lý lao động giúp việc gia đình/ Theo dõi tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; tư vấn và giải quyết mâu thuấn, tranh chấp lao động trên địa bàn quản lý;

–  6 tháng và cuối năm báo cáo tình hình lao động GVGĐ trên địa bàn quản lý với cơ quan cấp trên;

– Tư vấn/ hỗ trợ lao động GVGĐ trên địa bàn quản lý.

2. Với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và địa phương

Tham gia giám sát tình hình thực hiện các quy định về lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn.

– Khuyến khích và vận động lao động giúp việc gia đình trên địa bàn quản lý tham gia sinh hoạt/hoạt động cùng các tổ chức chính trị xã hội (Hội phụ nữ, các mô hình câu lạc bộ…)

Hướng dẫn cụ thể trách nhiệm thực thi quản lý lao động giúp việc gia đình nói chung và trách nhiệm thúc đẩy ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản

  • Hướng dẫn cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan gắn với chu trình: tổ chức thực hiện, tuyền truyền phổ biến, theo dõi, quản lý, báo cáo, kiếm tra giám sát, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm. Phân công cán bộ chịu trách nhiệm tham mưu lãnh đạo UBND xã/phường quản lý LĐGVGĐ tại cơ sở rõ ràng.
  • Tăng cường hoạt động truyền thông về pháp luật liên quan đến LĐGVGĐ bằng nhiều kênh thông qua các cán bộ cơ sở, phương tiện truyền thông đại chúng, qua sinh hoạt các đoàn thể, các câu lạc bộ; truyền thông cộng đồng và mạng xã hội…. để LĐGVGĐ và chủ sử dụng lao động có ý thức, trách nhiệm thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
  • Thực hiện tốt kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về lao động. Bên cạnh quy định trách nhiệm cụ thể của các cấp chính quyền, cần thu hút sự tham gia của các bên như công an khu vực nắm rõ về hộ khẩu, người tạm trú; tổ dân phố nắm dân số trong địa bàn; Hội phụ nữ hỗ trợ, giúp đỡ hội viên đề bảo vệ quyền và lợi ích cho phụ nữ là người  sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình.
  • Có quy định và chế tài xử phạt cụ thể đối với những hành vi vi phạm các qui định pháp luật như hình thức phạt đối với người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, hành vi vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

 

0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
4 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Ha
Ha
3 năm trước
Ha
Ha
3 năm trước

Oki

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Người sử dụng lao động giúp việc gia đình là người chủ gia đình hoặc đại diện gia đình thuê, thỏa thuận về công việc, điều kiện làm việc...

Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động theo mùa vụ ?

1. Tư vấn về hợp đồng lao động theo mùa vụ Theo quy định của pháp luật khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao...

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM Nghề giúp việc gia đình đã được công nhận là một...

Dự thảo Nghị định Quy định về LĐ là người GVGĐ theo khoản 2 điều 161 của Bộ Luật lao động

CHÍNH PHỦ ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số:        /2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày      tháng năm 2020 DỰ...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 76
  • Số lượng truy cập
4
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x