QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

Giúp việc gia đình ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Năm 2012, bộ luật lao động Việt Nam đã ghi nhận giúp việc là một nghề trong xã hội và ban hành những điều luật riêng cho nghề này. Bởi vậy người lao động làm giúp việc gia đình cũng là người lao động như những lao động trong các ngành nghề khác.  Bởi vậy, khi làm công việc này, LĐGVGĐ cần hiểu rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

       Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi (2019) và Luật Bình đẳng Giới (2006) thì lao động GVGĐ có những quyền sau:

  1. Quyền không bị phân biệt đối xử giữa phụ nữ và nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội;
  2. Quyền được làm việc, có cơ hội việc làm như nam giới;
  3. Quyền được tiếp cận thông tin về việc làm và thị trường lao động;
  4. Quyền được tạo điều kiện tham gia đào tạo nghề, nâng cao tay nghề;
  5. Quyền được bảo vệ và tôn trọng trong công việc và cuộc sống hàng ngày;
  6. Quyền được có thai và sinh con trong thời gian làm việc;
  7. Quyền được trả lương ngang bằng với nam giới khi làm các công việc có giá trị như nhau;
  8. Quyền không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế – xã hội;
  9. Quyền được bảo hộ lao động, trả lương làm thêm giờ và hưởng các phúc lợi và phương tiện làm việc phù hợp;
  10. Quyền được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe và nghỉ ngơi;
  11. Quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thế thao và mọi mặt của đời sống văn hóa, tinh thần;
  12. Quyền được hưởng các điều kiện sống đầy đủ, nhất là về nhà ở, vệ sinh, điện nước, giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Theo Điều 164, Bộ luật Lao động, 2019, nghĩa vụ của lao động là người GVGĐ bao gồm những điều sau:

  1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
  2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
  3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
  4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
0 0 vote
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Khoai
Khoai
3 năm trước

Số điện thoại của cơ quan lao động

Nguyen thu hien
Nguyen thu hien
3 năm trước

Thật ý nghĩa

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

QUY ĐỊNH VỀ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

Ngày 14 tháng 12, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động...

Quy định của pháp luật về hợp đồng lao động theo mùa vụ ?

1. Tư vấn về hợp đồng lao động theo mùa vụ Theo quy định của pháp luật khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao...

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

MỘT SỐ QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM Nghề giúp việc gia đình đã được công nhận là một...

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ LĐGVGĐ

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ LĐGVGĐ   Với UBND xã/phường/thị trấn   –  Lập Sổ quản lý lao...

Bài viết mới

Video

Quảng cáo

Thông tin truy cập

  • Thành viên 76
  • Số lượng truy cập
2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x